K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

11 tháng 3 2023

Tác giả viết bài nhằm mục đích chỉ ra ý nghĩa của sự tha thứ.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)

+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?

+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?

+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.

- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.

Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.

- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:

+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.

- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.

16 tháng 9 2023

Mục đích: giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ

Tham khảo: 

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục không chỉ giảng dạy, lên kế hoạch với những đứa trẻ mà cần thấu hiểu và tìm hiểu chúng xem đang khao khát ước mơ nào và muốn thực hiện như thế nào. Không có một đứa trẻ hư chỉ là ta chưa hiểu chúng mà thôi.

Những đặc điểm phân tích, đưa ra lời chia sẻ của văn bản góp phần đạt được mục đích dụng ý mà tác giả muốn chia sẻ về tính cách, ước mơ của trẻ con được lớn lên trong sự thấu hiểu và tình thương rất tuyệt vời và hạnh phúc.

18 tháng 1 2017

a) Trong bài viết này, Bác vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

c)

Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ: - Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ; - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
24 tháng 2 2017

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

9 tháng 1 2017
a,Trong bài viết này, Bác vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. b) Hãy tóm tắt những ý chính của bài viết. Tìm các câu văn mang luận điểm. Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn: - "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí" - "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ." c) Để thuyết phục người đọc, người viết đã làm gì? Hãy liệt kê các lí lẽ của bài văn. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ: - Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ; - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi. d) Trong bài văn, tác giả có sử dụng kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Vì sao? Để giải quyết vấn đề "Chống nạn thất học" như trên, không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận. đ) Văn bản nghị luận là gì? Văn bản nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó bằng những luận điểm rõ ràng, với lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.
13 tháng 1 2017

a. Viết văn bản Chống nạn thất học, Bác Hồ nhằm mục đích chỉ ra tình trạng không được đi học và sự cần thiết phải đi học của nhân dân ta.

- Đế thực hiện các mục đích trên tác giả đã đưa ra các ý kiến nhăm kêu gọi nhân dân đi học, chỉ ra cách học cho mọi người bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi người dân.

- Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm:

+ “Việc nâng cao dân trí là công việc cấp tốc trong lúc này”.

+ “Mọi người dân Việt Nam phải có hiểu biết, có kiến thức, trướ: hết phải đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

b. Bài viết Chống nạn thất học đã thuyết phục được đông đảo nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ bởi vì văn bản đã nêu ra được một hệ thống lí lẽ chặt chẽ, sắc bén như sau:

- Tinh trạng lạc hậu, nạn thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám

- Những điều kiện cần có để người dân Việt Nam tham gia xây dựng đất nước.

- Những việc cụ thế cần làm đế chống nạn thất học.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn biểu cảm, miêu tả và tự sự vì:

Văn biểu cảm chỉ dùng để bộc tình cảm, cảm xúc; văn tự sự chĩ dùng đế kế lại các biến cố sự việc xảy ra, có diễn biến và kết thúc; văn miêu tả dùng lời văn để giúp người nghe, người đọc hình dung ra được sự vật, sự việc. Do đó, đế thực hiện những mục đích như trên tác giả chỉ có thể dùng vãn bản nghị luận mới có thể đáp ứng được yêu cầu cua cuộc sống. Vì ở đó có lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ mới có sức thuyết phục người đọc.

10 tháng 7 2018

- Văn bản trên là văn bản tổng kết tri thức

    + Diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học

- Mục đích: hệ thống kiến thức

- Nội dung: Tóm tắt kiến thức, kỹ năng cơ bản